Tổ chức lễ động thổ là một việc có ý nghĩa đánh dấu sự chuyển biến mới của gia chủ. Do đó, để việc xây cất công trình được diễn ra thuận lợi, suôn sẻ thì gia chủ phải tuân thủ một số nghi thức quy định về mặt tâm linh cũng như yếu tố phong thủy trong lễ động thổ.
Lễ vật cần thiết trong lễ động thổ
Khi tiến hành động thổ, sửa chữa, hay mở cổng, cất nóc nhà, gia chủ cần sắm sửa và chuẩn bị đầy đủ các loại lễ vật cúng động thổ như sau:
- 1 bộ tam sinh gồm: 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc
- 1 con gà
- 1 đĩa xôi (có thể thay bằng bánh chưng)
- 1 đĩa muối
- 1 bát gạo, 1 bát nước
- Nửa lít rượu trắng
- Thuốc, chè
- 1 bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng
- 1 đinh vàng hoa, 5 lễ vàng tiền
- 5 cái oản đỏ
- 5 lá trầu, 5 quả cau (hoặc 3 miếng trầu cau (đã têm)
- 1 đĩa ngũ quả
- 1 đĩa muối gạo
- 3 hũ nhỏ đựng muối – gạo – nước
- 9 bông hoa hồng đỏ
Nếu như trước kia gia chủ cúng động thổ luôn phải chuẩn bị đủ những lễ vật trên. Thì hiện nay, nghi lễ động thổ ở một số nơi đã có đôi chút thay đổi theo hướng gọn nhẹ và giản tiện hơn..
Lựa chọn thời gian và địa điểm động thổ theo phong thuỷ Việt Nam
Trên thực tế, yếu tố ngày giờ, thời gian làm thủ tục động thổ luôn được chọn lựa và cân nhắc vô cùng kỹ lưỡng. Thông thường, gia chủ sẽ xem theo tử vi và tuổi của người làm nhà. Giờ là giờ Hoàng Đạo, ngày phải chọn ngày tốt (ngày Hoàng Đạo, ngày Sinh khí, ngày Lộc mã, ngày Giải Thần…).
Lưu ý, gia chủ nên tránh các ngày xấu (các ngày Hắc Đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Trùng phục…)
Tuy nhiên trong một số trường hợp, người làm nhà có thể mượn tuổi của người hợp tuổi. Tuy nhiên trong quá trình diễn ra buổi lễ nên lánh mặt ở nơi cách xa nhà từ 50m trở lên. Đây là một trong những điều kiêng kỵ trong ngày động thổ.
>>>
Những yếu tố làm nên thành công cho tổ chức sự kiện
Nghi thức động thổ và những điều cần tránh
Khi đến giờ lành để động thổ, gia chủ phải sửa soạn xong các đồ lễ cúng trên một chiếc mâm nhỏ dùng làm một mâm lễ cúng động thổ.
Nếu là thủ tục động thổ đào móng nhà, xưởng, gia chủ sau khi dọn mặt bằng, cần đặt mâm lễ lên một cái bàn con (hay ghế cao) ở giữa khu đất để đào móng. Khi đó, gia chủ trong trong phục chỉnh tề, tiến đến thắp đèn nhang vái lạy và đọc bài văn khấn động thổ.
Sau khi cúng và ngọn hương đã gần tàn. Gia chủ có thể hóa tiền vàng, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo. Rồi tự tay cuốc mấy nhát vào phần đất chuẩn bị đào móng. Sau đó, mới cho thợ đào.
Tóm lại, các thủ tục động thổ luôn phải được tiến hành một cách tuần tự, thành tâm nhất. Ngoài ra, quá trình thi công, xây cất được diễn ra suôn sẻ, an toàn luôn là mục tiêu sau cùng của buổi lễ.
Chúng tôi trên mạng xã hội